Menu Đóng

Bí kíp ‘single mom’ dạy con thành tài

“Mẹ nghẹn ngào khóc nức nở, bặm môi đến tím tái, đớn đau khi cầm giấy khai sinh của con chỉ có phần tên mẹ mà bỏ trống phần tên cha. Không, mẹ đâu có quyền tủi thân như thế! Chính mẹ đã chọn con đường ‘single mom’ dù biết rằng nó đầy chông gai và lắm nỗi truân chuyên. Nhưng tại sao, đôi lúc chạnh lòng, mẹ thấy mình yếu đuối và cô đơn đến thế? Mẹ sẽ làm gì đây nếu một ngày kia con bi bô hỏi cha? Sẽ ra sao khi con biết mình là ‘kết quả’ của một cuộc tình không chủ đích?…
Cha mẹ đơn thân: Các hướng dẫn khi nuôi con 1 mình | Vinmec
Cảm ơn con đã đến bên mẹ, tặng mẹ nỗi đau ‘vượt cạn’, hạnh phúc khi nhìn con mỉm cười và cả nước mắt khi nghĩ đến cha con…
Ngàn lần xin lỗi con vì sự ích kỷ của mẹ sẽ khiến con phải chịu nhiều thiệt thòi. Hãy nhớ rằng, dù con thiếu cha nhưng con không bao giờ thiếu tình yêu!”
Trích Nhật ký của một người mẹ đơn thân
Sẽ có muôn vàn khó khăn khi một mình chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa trẻ. Nhưng đôi khi, cuộc sống không cho người phụ nữ nhiều chọn lựa. Vì thế, nếu có vô tình/ tự nguyện rơi vào hoàn cảnh đơn thân nuôi con thì hãy là một ‘single mom’ tốt, biết gần gũi, yêu thương và sẻ chia với con.
Dưới đây là một số bí kíp bỏ túi, giúp các ‘single mom’ nuôi dạy con tốt hơn.
1. Đừng quá nuông chiều con
Con thiếu bàn tay chăm bẵm, ấp ôm, vỗ về của cha nên tâm lý chung của chị em là muốn bù đắp, thương yêu con gấp đôi, ba lần… vì thế, dễ dẫn đến nuông chiều làm ‘hỏng’ con. Đối xử dịu dàng với con là điều cần thiết, tuy nhiên, nhiều trường hợp mẹ nên đặt ra những giới hạn và kỷ luật rõ ràng, để con hiểu rằng, nếu vi phạm sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Ngoài ra, để lời nói của mẹ có trọng lượng, khi mẹ nói “Không”, hãy kiên quyết và chính bản thân mẹ cũng phải tuân thủ quy tắc nhất định để làm gương cho con.
2. Nói với con về cha
Nếu con còn quá nhỏ, mẹ có thể giải thích nhẹ nhàng, đơn giản về việc vì sao mẹ không sống cùng cha. Khi con đã biết nhận thức mới nói rõ hơn cho con hiểu. Tuyệt đối không thoái thác bằng cách nói: Cha đi vắng lâu lắm mới về hoặc cha đi công tác…
Nếu không vì lý do bất khả kháng, hãy tạo điều kiện cho con gặp cha. Điều này giúp con ổn định tâm lý và không mặc cảm với những thành kiến xã hội.
3. Nếu con bạn là con trai
Hãy chuẩn bị cho chon những kiến thức giới tính cần thiết. Mẹ có thể mua sách hoặc nhờ một nam giới đáng tin cậy, hướng dẫn cho con những vấn đề tế nhị đó.
Mẹ nên chia sẻ với người thân những khó khăn trong giáo dục con, chính sự chia sẻ ấy có thể giúp con dễ hòa nhập với xã hội hơn.
4. Thể hiện tình cảm với con
Khi nuôi con một mình, chị em cần nỗ lực nhiều hơn trong việc tiếp xúc cũng như thể hiện tình cảm với trẻ. Bởi vì đây là thời gian trẻ thật sự cần được mẹ cưng nựng, chở che hơn bao giờ hết.
Luôn trò chuyện thường xuyên, quan tâm đến những cảm xúc và ý nghĩ của trẻ, hoặc đi bộ với trẻ…..là cách giúp mẹ chinh phục trái tim trẻ nhanh nhất.
5. Cho con hòa nhập
Mẹ luôn muốn bù đắp tình yêu cho con nhưng giữ con khư khư trong nhà là một sai lầm. Hãy nối lại những quan hệ xã hội của mẹ để cuộc sống sôi động hơn. Mẹ có thể nhận lời mời đến chơi nhà bạn bè và ngược lại để con có điều kiện giao lưu, kết bạn và chia sẻ.
Tích cực cho con tham gia các hoạt động xã hội, chơi thể thao… Điều này giúp trẻ sống hướng ngoại, năng động hơn, phát triển tâm sinh lý cân bằng, tránh mặc cảm.
KidHome.edu.vn - Ngôi nhà của bé
Quý phụ huynh đăng ký cho con học thử và nhận tư vấn miễn phí vui lòng điền thông tin theo form sau:

XEM THÊM: Tiếng Anh GrapeSEED dành cho trẻ 4-12 tuổi

Xem thêm

Mua bán nhà thổ cư Hà Nội Nhà đất quận Ba Đình Đào tạo bằng lái xe ô tô Sim số đẹp Mobifone Văn phòng Luật An Phú