Thông minh xã hội là gì? Tại sao bé cần thông minh xã hội?
Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi: Con mình thuộc dạng “thông minh sách vở” hay “thông minh xã hội”?
“Thông minh sách vở” là khái niệm dùng để chỉ một người giỏi về lý thuyết, về các kiến thức trong sách. Còn “thông minh xã hội” là khi người đó có sự khôn ngoan, biết cách giải quyết vấn đề một cách khéo léo và hiểu biết về thế giới xung quanh mình. “Thông minh sách vở” giúp bé học giỏi ở trường, nhưng để trở thành một người có giá trị và được xã hội trọng dụng thì bé cần cả “thông minh xã hội”. Bởi nếu có điểm số rất cao nhưng không biết cách ứng dụng kiến thức trong thực tế để giải quyết một vấn đề nào đó (không “được việc”!) thì điểm số đó cũng trở nên vô nghĩa.
Bé sẽ trở nên “thông minh xã hội” hơn khi:
- Được tiếp xúc với xã hội, với cộng đồng nhiều hơn.
- Được quan sát và tìm hiểu về các vấn đề của đời sống thực tế một cách đầy đủ, sâu sắc hơn.
- Được vui chơi, khám phá nhiều hơn.
- Được tương tác, làm việc trong các dự án có tính thực tiễn cao.
- Được đọc nhiều sách, tài liệu hữu ích về thế giới xung quanh mình.
Không nhiều trẻ em ngày nay có được những điều như trên, do áp lực học tập trong nhà trường chính khóa ngày càng trở nên căng thẳng, còn những môi trường hữu ích để các em sinh hoạt ngoài giờ học lại quá ít. Chính vì vậy, chương trình dã ngoại và khám phá KID’S CAMP của TOMATO đã ra đời như một nơi để bé phát triển khả năng “thông minh xã hội” của mình, đồng thời cũng giúp bé được thư giãn và giải trí một cách lành mạnh, trí tuệ.
Cấu trúc chương trình “Bé thông minh xã hội”
Mỗi chương trình KID’s CAMP gồm 3 buổi:
- Buổi 1 – Chuẩn bị (90 phút): Tìm hiểu về đề tài, chuẩn bị cho chuyến đi
- Buổi 2 – Khám phá (180 phút): Trẻ được tham gia một chuyến đi để trải nghiệm, tìm hiểu đề tài trong thực tế.
- Buổi 3 – Tổng kết (90 phút): Tổng kết những gì học được từ chuyến đi, tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về một khía cạnh cụ thể của đề tài.
Ví dụ về một số chương trình:
Chủ đề | Buổi 1 | Buổi 2 | Buổi 3 |
---|---|---|---|
Bé và rau củ
Bé tìm hiểu về các loại rau thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày, nhận biết và phân loại chúng, hiểu được ích lợi của rau với con người và có thói quen ăn uống lành mạnh hơn |
Đọc sách“Cầu vồng rau củ”: Tìm hiểu về màu sắc của các loại rau củ và lợi ích của chúng. | Đi thực tế tại siêu thị | Tổng kết
Mở rộng: Tìm hiểu “6 bước để trồng một cây cà chua”/ Làm salad rau củ. |
Bé và nhạc cụ
Bé tìm hiểu về những dụng cụ được dùng trong âm nhạc hiện đại, học cách nhận biết, phân loại chúng, học cách thưởng thức và hình thành tình yêu với âm nhạc. |
Thảo luận “Các loại nhạc cụ trên khắp thế giới” để biết tên các loại nhạc cụ khác nhau. | Đi thực tế tại trường âm nhạc. | Tổng kết
Mở rộng: Đọc sách “Cách làm một cái trống” và tự tay làm một cái trống từ các vật liệu tái chế. |
Bé và trò chơi dân gian
Bé tìm hiểu về những trò chơi truyền thống của trẻ em ngày xưa, tham gia chơi để hiểu được các nguyên tắc của trò chơi, biết cách tự sáng tạo ra một trò chơi để tạo niềm vui cho mình và tránh được sự phụ thuộc quá mức vào các thiết bị giải trí |
Đọc sách: “Trò chơi cờ vua” và tìm hiểu về những trò chơi truyền thống của các nước khác. | Tham gia chơi và quan sát các trò chơi dân gian do trường tổ chức tại công viên. | Tổng kết
Mở rộng: Đọc sách “Tinh thần đồng đội” và tìm hiểu về tầm quan trọng của tính đoàn kết trong các trò chơi. |
Bé và bưu điện
Bé tìm hiểu về quy trình vận hành của bưu điện để hiểu được tầm quan trọng của hoạt động thông tin trong đời sống của con người, thực hành viết thư, gửi thư |
Tìm hiểu: “Thông tin được truyền đi như thế nào” để biết về những cách truyền thông tin từ xa xưa đến nay. | Đi thực tế tại Bưu điện trung tâm Tp.HCM. | Tổng kết
Mở rộng: Tìm hiểu “Điều gì xảy ra với cái thùng thư?” để biết về những gì xảy ra sau khi thư được bỏ vào thùng. |
Lịch học và học phí
- Chương trình được tổ chức vào các ngày cuối tuần (Chiều Thứ Bảy hoặc Sáng Chủ Nhật)
- Học phí: 900.000đ/chương trình (trọn gói 3 buổi), đã bao gồm tài liệu học tập.
Điểm khác biệt của KID’S CAMP với chương trình dã ngoại truyền thống
Không chỉ là “đi chơi” hay “đi xem”, mà là học và khám phá! Mỗi chương trình KID’s CAMP có một đề tài khám phá cụ thể và có hẳn một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng để giúp bé tìm hiểu về đề tài đó một cách sâu sắc nhất:
|
- Trước chuyến đi: Bé đọc sách, đọc tài liệu để tìm hiểu trước những “kiến thức nền” có liên quan đến đề tài đó và thảo luận với bạn cùng lớp để lập kế hoạch cho chuyến đi.
- Trong chuyến đi: Bé được giao một nhiệm vụ cụ thể để thực hiện (ghi chép, chụp hình, phỏng vấn…)
- Sau chuyến đi: Bé tổng kết những gì học hỏi được và tiếp tục tìm hiểu những khía cạnh cụ thể hơn của đề tài.
Bé là người chủ động trong quá trình học hỏi:
- Bé vạch ra những câu hỏi mà bé muốn tìm hiểu.
- Bé cùng các bạn tự vạch ra những việc cần chuẩn bị cho chuyến đi (với sự gợi ý của cô giáo).
- Bé nhận một nhiệm vụ cụ thể trong chuyến đi.
![]() Bé tham gia trò chơi dân gian “Bịt mắt đập lon” tại công viên |
Bé được trang bị kiến thức xã hội và được rèn các kỹ năng đa dạng:
- Kỹ năng tư duy logic
- Kỹ năng tổ chức
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng trình bày
- …
Một cuốn sách tham khảo cho bé trong chương trình