Menu Đóng

LÀM SAO TRỞ THÀNH BẠN CỦA CON???

LÀM SAO TRỞ THÀNH BẠN CỦA CON???
???
“Trở thành bạn của con thật dễ! Chỉ cần yêu thương con và tìm ra sở thích của bé” có thật chỉ đơn giản như vậy???
“Nước mắt người mẹ chảy dài nhìn con ngủ, lâu lâu cựa quậy không yên sau một trận đòn đau điếng từ mẹ lúc tối. Người mẹ này cảm thấy hối lỗi tại sao mình lại đánh con, cảm thấy lo sợ liệu con có ghét bỏ mình và liệu con có bị ảnh hưởng tâm lý gì không. Tâm lý dằn vặt của người mẹ kéo dài suốt đêm mặc dù trẻ đã rơi vào giấc ngủ. Đứa trẻ bướng bỉnh làm người mẹ này mất bình tĩnh và phải đánh đau con làm con khóc thét, bắt con đứng úp mặt vào tường 15 phút, trước khi đứa con chịu nín khóc và đi ngủ.???” Bậc cha mẹ nào có thấy bóng hình mình trong tình huống trên hay có từng chứng kiến sự việc tương tự không ạ??????
Dường như dạy bảo con và để con hiểu ngày nay thật khó! Liệu có phải trẻ ngày nay “quá bướng bỉnh” so với chúng ta ngày trước? Liệu những ai trước đây đã từng bị cha mẹ đánh đau, la mắng và luôn bị so sánh với người này, người khác, còn nhớ gì về những “trận đòn đau đó” hay không?
Có bao nhiêu lần bạn bị so sánh với 1 ai đó? và bao nhiêu lần bạn tự khóc 1 mình vì những lời so sánh đấy và tự nhủ với bản thân “tại sao mẹ cứ so sánh con với nó”. Rất nhiều “chúng ta đã từng trải qua cảm giác đó, thật không dễ chịu chút nào!???
Mọi vấn đề mâu thuẫn dẫn đến trừng phạt trẻ bằng đòn roi, thậm chí la mắng hoặc so sánh sự yếu kém của con mình với những đứa trẻ khác là bắt nguồn từ sự không thấu hiểu của người làm cha làm mẹ. Bậc cha mẹ luôn đứng ở vị thế cha mẹ để áp đặt cách suy nghĩ của bản thân mình lên con cái. Bạn luôn muốn con phải như thế này; phải học cái kia, phải làm cái nọ. Bạn sẽ không bao giờ hiểu vấn đề của con, nếu bạn không “nhỏ lại” như trẻ. Điều này không có nghĩa là bạn lúc nào cũng chiều ý con mỗi lần con có vấn đề hoặc bướng bỉnh. Nếu bạn suy nghĩ như vậy là không đúng. “Nhỏ lại” như trẻ là cách mà bạn đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ trong tình huống đó, hiểu vấn đề khó mà trẻ đang đối mặt và trở thành “kẻ bướng bỉnh” như thế nào. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ thành công sau này.???
Một ví dụ, bạn luôn bị stress vì tiếng khóc của con trong tháng đầu tiên sau sinh. Một khảo sát cho thấy tỉ lệ các bà mẹ sau sinh 30 ngày bị trầm cảm từ vừa đến năng rất cao vì không hiểu tại sao con cứ khóc mỗi ngày. Nếu bạn đặt mình “nhỏ lại” như trẻ, hãy tưởng tượng bạn không nói được, bạn không cựa quậy, giơ tay giơ chân được để “kêu cứu” ai đó khi tã quần bị ướt, khi ai đó lạ ôm bạn, khi nhiệt độ phòng quá lạnh, khi bạn đói muốn xỉu hoặc đơn giản bạn đang bị lãng quên. Tiếng khóc là cách gửi thông điệp đến cha mẹ của trẻ “Con ở đây nè, con đang cần mẹ”.???
Có thể là hình ảnh về 2 người, tóc và trẻ em
Ví dụ này cho bạn thấy được: Trẻ cần một “người bạn” để hiểu trẻ ngay từ rất nhỏ. Dĩ nhiên, bạn nên chính là người bạn ấy của trẻ. Học làm cha mẹ không đơn thuần chỉ học kiến thức để nuôi dạy con khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt mà bạn cũng cần phải học để hiểu con, hướng dẫn con và chia sẽ cùng con. Tôi hiểu như thế này ” bạn chỉ là một người bạn “già có kinh nghiệm” của con thì sẽ hiểu được giá trị làm nên sự thành công của con bạn. Hãy truyền những kinh nghiệm bạn có, hướng dẫn và ân cần răn bảo để con phát huy giá trị của bản thân, hơn là giá trị cho bản thân bạn. Một phần thưởng vô giá cho người cha người mẹ là con mình sống hạnh phúc, tạo ra giá trị tình cảm cho bản thân của con và luôn cảm thấy đủ trong cuộc sống.
Khi cha mẹ trở thành người bạn của con và mang lại cho con những hiệu quả sau:
-Trẻ ngoan hơn mong đợi và ít bướng bỉnh vì trẻ luôn được cha mẹ hiểu và chia sẽ khó khăn ở những giai đoạn phát triển.
-Trẻ phát triển tốt giá trị bản thân vì trẻ được tôn trọng.
-Sự phát triển nhận thức và suy nghĩ tư duy của trẻ phát triển sớm hơn.
-Nếu bạn muốn những đứa trẻ chia sẽ cảm nhận, suy nghĩ, “bí mật” cá nhân, danh sách bạn bè, người quen trên mạng với mình, thì ngay từ nhỏ bạn nên học cách làm bạn với trẻ. Đừng cố moi móc bí mật của con bằng mọi cách, kể cả vũ lực, nó sẽ “câm như hến” và chán ghét bạn, hãy để con tự nói với bạn. Để làm được điều này chỉ có cách duy nhất là làm bạn với con. Làm bạn càng sớm càng giúp bạn có nhiều cơ hội để hiểu con hơn.
Ai làm bậc cha mẹ cũng muốn được như vậy đúng chứ ạ???
LÀM SAO TÔI TRỞ THÀNH BẠN CỦA CON????
1. HÃY CHO TRẺ THẤY BẠN HIỂU TRẺ
Khó nhất là làm sao biết trẻ cần gì để hiểu? Câu trả lời là lắng nghe và đoán. Đoán 10 lần chẳng lẽ không trúng 1 lần. Để hiểu trẻ bạn hãy học cách suy nghĩ như trẻ. Khi trẻ cắn hay đánh bạn, bạn hãy ngăn hành động đó giữa hai bé bằng cách bế bé ra chỗ khác, nghiêm mặt hỏi bé tại sao con cắn bạn. Bé sẽ i a nói cho bạn biết là gì. Có lẽ bạn chưa chắc chắn hiểu hết con nói gì vì phát âm bé chưa rõ, nhưng hãy thể hiện bạn đang lắng nghe tích cực sự giải thích của con, phán đoán tình huống, hoặc hỏi bé kia (nếu cần). Kết thúc là 1 lời xin lỗi giải hòa. Dĩ nhiên, các bé thường dễ quên không cần xin lỗi mà vẫn chơi với nhau sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn con bạn phát triển nhận thức thì hãy giúp con và bạn kia cùng xin lỗi, thỏa thuận với nhau, sẽ tốt hơn là để sự việc qua đi mà không giúp bé nhận ra vấn đề.
2. BỚT NÓI/LA MẮNG MÀ HÃY HÀNH ĐỘNG GIÚP CON SỬA SAI
Khi còn làm vỡ đồ, đừng la mắng. Hãy cho con biết con sai ở chỗ nào. VD trong nhà chật chội không thể đá banh, nếu con muốn đá banh ngày mai bố con ta ra sân bóng sau nhà cùng đá nhé) và hãy hành động để con sửa sai (bây giờ còn mang găng tay cùng bố dọn dẹp nhà nào.
Nếu trẻ biếng ăn ngậm thức ăn, ném thức ăn và khóc không chịu ăn. Đừng cố ép con ăn bằng mọi cách. Hãy ngưng việc cho ăn và bảo “liệu con có thể giúp mẹ bỏ những thức ăn con ném vào túi rác này không”. Và hành động thể hiện bạn sẽ cho bé một lựa chọn khác tốt hơn như mẹ sẽ làm bánh…lát mẹ con ta cùng thử nhé, con có thích cùng mẹ “quậy phá” với bột mì 1 tí không?.
3. ĐỪNG SUỐT NGÀY NÓI VỀ CÁI CON KHÔNG LÀM TỐT, KHÔNG BẰNG MỘT AI ĐÓ.
Có bạn sẽ hỏi: Liệu lúc nào cũng khen/cũng nhìn vào mặt tích cực của con thì làm sao để con cố gắng khắc phục cái chưa tốt?
Dĩ nhiên, nhìn vào khía cạnh tích cực của con không có nghĩa là khen con vô nghĩa hoặc làm con tránh đối mặt với lĩnh vực con yếu kém. Đơn giản là bạn cho con biết con có những thế mạnh của con. Con không phải yếu kém. Con chỉ cần cố gắng thêm 1 chút nữa ở lĩnh vực con không quen thuộc. Ai cũng biết nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison. Không ai nghĩ ông từng bị nhà trường gửi 1 bức thư cho mẹ ông với nội dung tạm dịch là: “Con bà rất đần độn, con bà không thích hợp học trong ngôi trường của chúng tôi”. Người mẹ đáng kính của ông đọc bức thư và nói với ông:” Con của bà là một thiên tài, trường học quá bé và không có giáo viên đủ tốt để dạy con của bà”. Thomas Edison đã từng nói về mẹ mình trong nhật ký của ông: ” Con rất đần độn, nhưng con có mẹ là một thiên tài”. Câu chuyện không nói về sự khen sáo rỗng mà nói lên cách nhìn của người mẹ/người cha rất quan trọng cho sự thành công của con trẻ. Nếu là bạn, khi nhận sổ liên lạc yếu kém của con, liệu bạn la mắng con ngay, hay sẽ tìm những điểm số mà con bạn làm tốt, và những nguyên nhân gì làm điểm số của con bạn trở nên yếu kém? Bạn đã hiểu tại sao “Mẹ Edison lại nhìn lá thư theo lăng kính mới, lăng kính đã làm con của bà trở thành thiên tài của nhân loại.
HÃY TRÁNH LÀM NGƯỜI BẠN “SÁO RỖNG” CỦA CON
Làm người bạn của con phải là người bạn có tính trung thực nhận ra những điều con làm chưa đúng hoặc chưa biết cách làm sao cho đúng, đưa ra hướng dẫn, răn bảo có tính xây dựng và để không gian cho con phát triển. Đừng trở thành người bạn “hùa” của con, đừng là người bạn luôn khen, luôn đứng về phía con và bênh vực vô nghĩa. Điều này bạn đang làm con bạn xấu đi trong nhận thức. Người bạn thật sự của con cần có sự thấu hiểu, chia sẽ, nhưng có “đặc quyền của bậc làm cha mẹ” khi con làm sai và khi con cần uốn nắn khoa học. Đừng lấy “đặc quyền” này và tự cho mình có quyền xâm phạm riêng tư, soi mói và áp đặt mọi chủ kiến và suy nghĩ lên con trẻ. Nếu bạn làm vậy, con bạn sẽ chán ghét một người bạn như bạn.
Sự thấu hiểu luôn là điều quan trọng nhất!???
KidHome.edu.vn - Ngôi nhà của bé
Quý phụ huynh đăng ký cho con học thử và nhận tư vấn miễn phí vui lòng điền thông tin theo form sau:

XEM THÊM: Tiếng Anh GrapeSEED dành cho trẻ 4-12 tuổi

Xem thêm

Mua bán nhà thổ cư Hà Nội Nhà đất quận Ba Đình Đào tạo bằng lái xe ô tô Sim số đẹp Mobifone Văn phòng Luật An Phú