Menu Đóng

Nên sử dụng phương pháp Floor Time như thế nào?

Các gợi ý khi sử dụng phương pháp Floor Time chơi với trẻ:

1. Trở thành một người cùng chơi…không quá kiểm soát trẻ cũng không quá thụ động. Nương theo trẻ và cùng tham gia với trẻ. Cẩn thận, đừng hỏi quá nhiều câu hỏi, đừng hướng dẫn hành động cũng đừng đốt cháy giai đoạn
2. Bạn có thể muốn mô tả điều trẻ đang giao tiếp, đặc biệt là ở mức cảm xúc: Tò mò, quyết đoán, gần gũi, phụ thuộc, cơ thể con người, chia cách, từ chối, học về thế giới xung quanh là những đề tài thường biểu hiện trong chơi giả vờ và giao tiềp qua lời nói của trẻ.
3. Giúp trẻ sử dụng trí tưởng tượng cuả trẻ một cách chủ động. Ví dụ: nói to lên điều mà chú chó sẽ làm kế tiếp: con chó sủa gâu gâu này, con chó vui mừng này… hay có cái gì sau cái cây kìa.
4. Chuyển đổi hoạt động một chiều thành hoạt động hai chiều, không bao lâu trẻ có thể nói chuyện với bạn, hỏi các câu hỏi hoặc biết sắp xếp hình khối thành một thành phố.
5. Chỉ cần ở với trẻ cũng là điều đáng giá khi chơi giả vờ với trẻ. Cử chỉ của bạn như: chỉ tay, mỉm cười, cau mày hay thay đổi giọng nói , những điều này làm tăng thêm sự tương tác, mức độ phức tạp và chiều sâu của trò chơi. Khi trẻ biết lập đi lập lại là lúc trẻ cần nhiều hơn thời gian chơi ( không phải thấy trẻ biết rồi thì dừng lại) và cần nhiều sự kiên nhẫn hơn.
6. Trẻ là huấn luyện viên, bạn là một người cùng chơi năng động, luôn cố gắng mở rộng các hoạt động ra trên chính trò chơi đó nhưng không buông lỏng ra mà luôn thường trực với trẻ.
7. Biểu lộ sự thấu hiểu cho các chủ đề cảm xúc. Nếu trẻ biểu lộ một chủ đề về giận dữ hay gây hấn, bạn đừng cản trở bằng cách nói : Tại sao con lại nổi giận như vậy? Tại sao con lại không làm điều tốt hơn? Thay vì nói như thế bạn sẽ đổi lại : À, con muốn đánh những thằng xấu. Con muốn phá huỷ chúng theo nhiều cách khác nhau. Con phải có lý do đúng để làm điều đó. Sự thấu hiểu của bạn sẽ cho phép trẻ cảm nhận được bạn đang đứng về phía trẻ hơn là một đề xuất trên chính vấn đề của bạn. ( Sự thừa nhận của bạn không hàm ý là bạn chấp nhận hành động gây hấn của trẻ, ghi nhận được một vấn đề “giả vờ” của trẻ sẽ làm mạnh thêm khả năng của bạn trong việc thiết lập các giới hạn trên hành vi gây hấn của trẻ ở những lần sau
8. Thúc đẩy khả năng biểu lộ mức độ cảm xúc của trẻ, một cân bằng về cảm xúc.Cùng một lúc với sự thừa nhận về cảm xúc tiêu cực có thể xuất phát từ điều đối lập mà trẻ trẻ muốn biểu lộ. Sự phụ thuộc, yêu thương và quan tâm sẽ tự động xuất hiện cùng với sự gây hấn. Giúp trẻ khám phá lý do về cảm nhận của chú gấu Teddy của trẻ , ví dụ: Phải có lý do đúng nào đó làm cho con nổi giận như thế.
9. Góp phần vào cảm nhận về niềm vui 2 chiều. Hãy trở nên sinh động, ngộ nghĩnh, liên kết với trẻ, vui thích, cũng như khám phá sự gây hấn theo cách tưởng tượng. Cùng chia sẻ với trẻ nụ cười hoặc cái bỉu môi. Mối quan hệ con người được đặc trưng bởi chất lượng của sự liên kết, điều này cho phép trẻ phát triển một mức độ rộng lớn về các loại cảm xúc và sự khám phá.
10. Giúp trẻ chi tiết hoá trên đề tài chơi của trẻ. Ví dụ, trẻ có thể nói với bạn rằng: con gấu bị khùng, bạn trả lời: Khùng dữ lắm hả? đúng rồi, rồi bạn tiếp tục: Gấu muốn làm gì vậy? trẻ trả lời: để nó vào nước nhận chìm xuống và không cho nó trở lại, lúc đó bạn nói: Sao có vẻ như tức giận quá vậy?
11. Giúp trẻ mở rộng mỗi bên khác nhau của đề tài liên quan đến xung đột. Khám phá cách thức cả hai bên cư xử và cảm nhận. Ví dụ: nếu chủ đề chơi là “ mèo ghét chó nhưng chó cứ cố đòi chơi với mèo” điều này có thể có ý nghĩa rằng trẻ khăng khăng đòi chơi với một người trong lớp của trẻ nhưng người này lại hẹp hòi và từ chối. Bạn có thể có hàng trăm cách để mèo biểu lộ cảm xúc ghét đối với chó và nói về việc chó phải chơi với bất kỳ ai mà nó muốn để không quan tâm đến cảm xúc của mèo. Ví dụ: Mèo quay đầu đi khi chó lại gần, à chó không thích mèo rồi, mèo chơi với em bé này (mèo quay
qua và dụi đầu vào búp bê…).
12. Bạn muốn đáp ứng với mức biểu lộ cảm xúc của trẻ. Vì vậy vai trò của bạn là tạo nên các lời nhận xét để giúp trẻ hiểu trò chơi nhiều hơn và giúp trẻ chơi chi tiết hơn. Bạn có thể trò chuyện với trẻ trên tranh : “Ồ, con heo sẽ làm gì khi cơn gió mạnh đến? Con thấy sao? Hoặc bạn có thể cho lời nhận xét ngay trên bối cảnh đó : Ồ, chú heo nhìn thấy cơn gió mạnh đang đến kìa!” Đây có thể là những câu hỏi hay những lời nhận xét nhằm giúp trẻ chi tiết hoá được cảm xúc của mình và biết thêm vào những điều mới trong trò chơi.

XEM THÊM  Kỹ năng ứng xử trong cuộc sống thông minh nhất

Các mục tiêu khi sử dụng phương pháp Floor Time chơi với trẻ

MỤC TIÊU 1: KHUYẾN KHÍCH SỰ CHÚ Ý VÀ MẬT THIẾT:

          Bắt đầu bằng khả năng cảm nhận được sự yên ổn, tập trung và mật thiết…duy trì được sự chú ý qua lại và sự thân thiết. Mục tiêu của bạn là giúp trẻ chú ý đến bạn, thích thú với sự hiện diện của bạn ( mục tiêu này góp phần vào sự phát triển của điểm mốc 1 và 2)

          Ví dụ: Trẻ thích chạy lăng xăng, không chú ý đến người khác, giao tiếp mắt kém nhưng trẻ lại thích được ôm và lắc lư, bạn có thể nắm tay trẻ, lắc lư trẻ đưa tới đưa lui trước mặt bạn, cùng lúc đó bạn có thể hát hay ê a một giai điệu nào đấy phù hợp với tình huống ví dụ : kéo cưa lừa xẻ, ông thợ nào khoẻ… và cùng lúc đó bạn cũng đong đưa thân người, vừa đong đưa vừa nhìn trẻ, nếu trẻ né tránh nhìn, bạn vẫn đong đưa và chuyển khuôn mặt của mình về hướng đối diện với trẻ, cùng với sự kiên nhẫn của bạn, chẳng bao lâu giao tiếp mắt của trẻ sẽ được cải thiện hơn.

MỤC TIÊU 2: GIAO TIẾP 2 CHIỀU

          Kế tiếp bạn giúp trẻ mở và đóng các vòng tròn giao tiếp, đầu tiên bằng cách biểu lộ nét mặt, ánh mắt, một đối thoại không lời nói…nhiệm vụ của bạn là khuyến khích một cuộc đối thoại nhằm giúp đỡ trẻ sử dụng cảm xúc, tay, khuôn mặt và thân thể của trẻ để giao tiếp, biểu lộ các  ước muốn, nhu cầu và ý hướng . Qua mỗi ngày, bạn giúp trẻ đóng mở các vòng tròn giao tiếp theo hướng đối thoại có giải quyết vấn đề và ngày càng phức tạp hơn.

XEM THÊM  Lý do tại sao bố mẹ nên thường xuyên đọc sách cho trẻ sơ sinh nghe

Ví dụ: Trẻ muốn ôm bạn, đầu tiên bạn cho phép trẻ ôm người bạn bằng cách bạn nói “ ôm người này” và đồng thời tay bạn làm thành một vòng và để cho trẻ chạy đến ôm bạn, khi trẻ đã quen bạn có thể mở rộng ra hơn: ôm tay này, ôm chân này, ôm đằng sau này…sau mỗi lần ôm như thế cố sao để trẻ nhìn vào mặt bạn, hoặc bạn đón nhìn trẻ, lúc đó bạn nhìn trẻ với ánh mắt thân thiết, thay đổi nét mặt, tỏ ra vui thích với trẻ…

MỤC TIÊU 3: KHUYẾN KHÍCH BIỂU LỘ VÀ SỬ DỤNG CẢM XÚC VÀ Ý TƯỞNG

          Nhiệm vụ của bạn là khuyến khích đóng kịch và chơi giả vờ qua đó trẻ có thể biểu lộ nhu cầu, ước muốn, cảm xúc và dần dần bạn giúp trẻ biểu lộ những điều này qua từ ngữ.

     Ví dụ: Nếu trẻ thích chơi búp bê, bạn có thể chơi với trẻ, (búp bê) mẹ đút ăn cho (búp bê) con, con đói rồi con muốn ăn, mẹ đút cho con ăn này…

MỤC TIÊU 4: SUY NGHĨ LOGIC

           Cuối cùng, bạn có thể giúp trẻ nối kết các ý tưởng và cảm xúc lại thành một hiểu biết có logic về thế giới. Mục tiêu cả bạn là khuyến khích trẻ nối kết các ý tưởng theo cách thức hợp lý.

Ví dụ: Gió đấy, gió thổi mát quá, trời sắp mưa rồi
Đôi giày này của con này vì nó nhỏ và vừa chân con

XEM THÊM  Chương trình HAPPY READ, HAPPY TALK – Bé rèn kỹ năng đọc hiểu và trình bày

 

Biên soạn từ tài liệu của BS. Phan Thiệu Xuân Giang

KidHome.edu.vn - Ngôi nhà của bé
Quý phụ huynh đăng ký cho con học thử và nhận tư vấn miễn phí vui lòng điền thông tin theo form sau:

XEM THÊM: Tiếng Anh GrapeSEED dành cho trẻ 4-12 tuổi

Xem thêm

Mua bán nhà thổ cư Hà Nội Nhà đất quận Ba Đình Đào tạo bằng lái xe ô tô Sim số đẹp Mobifone Văn phòng Luật An Phú