NGƯỜI MẸ LÀ LIỀU THUỐC KỲ DIỆU NHẤT




Tôi là một người cha. Tôi có con đang tập đi và đôi khi bé khóc lúc vấp ngã. Tôi có thể ngăn việc con khóc bằng cách bế bé lên và nói với con rằng, Không sao cả – mọi việc ổn thôi. Nhưng đó là khi con không thực sự đau đớn, thằng bé chỉ giật mình.
Với những điều nghiêm trọng hơn, ví dụ như khi con trải qua đau đớn thực sự thì dù tôi bế bé lên, ôm bé và nói rằng Không sao cả – mọi việc ổn thôi… con tôi vẫn sẽ tiếp tục khóc. Tuy nhiên, nếu đó là vợ tôi, thằng bé thường sẽ ngừng khóc ngay lập tức.
Tại sao vợ tôi có thể khiến thằng bé ngừng khóc nhanh như vậy?
Bạn có thể nghĩ rằng con tôi không thực sự đau đớn, và cô ấy chỉ đơn thuần là ngăn việc trẻ ăn vạ. Nhưng đó không phải là sự thật. Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nhận ra sự khác biệt giữa nước mắt “thật” và nước mắt “cá sấu” của con.

Lý do vợ tôi có thể xoa dịu con tốt hơn là có một điều gì đó đặc biệt trong mối liên hệ giữa bé và mẹ. Sức mạnh của những động chạm giúp giao tiếp và chữa lành không phải là điều gì mới mẻ, cái chạm của chúng ta có thể truyền đạt cảm xúc: giận dữ , sợ hãi, tình yêu và lòng biết ơn.
Thực tế, sự tiếp xúc giữa da với da tạo ra một loạt các hormone hạnh phúc cho bé và mẹ, làm cho một đứa trẻ có trái tim khỏe mạnh hơn, giảm những đau đớn, điều chỉnh nhiệt độ, giảm căng thẳng và (sau nhiều năm) cải thiện IQ và giúp trẻ cư xử tốt hơn. Sau việc cho con bú, việc âu yếm, đụng chạm có thể cải thiện sức khỏe của trẻ và bà mẹ rất nhiều. Nếu bạn biết cách tiếp xúc với da thịt con, bạn đã có trong tay một loại thuốc kỳ diệu.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy có thể khiến trẻ thư giãn khi kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm hoặc đối giao cảm tương ứng của trẻ. Một nghiên cứu cũng cho thấy việc có thể lan truyền sự thư giãn do lây lan qua cảm ứng ở người lớn. Sau khi đọc những nghiên cứu về thư giãn này, tôi đã tự thư giãn một cách có ý thức và sau đó đã có thể giúp con tôi bình tĩnh tốt hơn.
Tuy nhiên, tôi biết rằng dù tôi có tự thư giãn tốt đến đâu, vợ tôi vẫn sẽ có một lợi thế lớn hơn. “Dấu ấn” (một kết nối đặc biệt được phát triển bởi một số động vật có vú với người chăm sóc chính của chúng) góp một phần trong câu chuyện này. “Dấu ấn” có từ khi đứa con hình thành trong tử cung người mẹ. Con đã nghe thấy những âm thanh đầu tiên của cuộc đời mình: nhịp tim của vợ tôi, mỗi ngày, mỗi giây. Con tôi đã cảm thấy sự ấm áp của mẹ nó mọi lúc, chính xác ở 37C; thấy những tiếng vang trong bụng mẹ… Con đã bị siết chặt khi mẹ di chuyển; run rẩy khi cô ấy hắt hơi. “Cả cuộc đời” con là trong mẹ, cho tới khi sinh. Sau đó, khi con chào đời, điều đầu tiên con học được sau cuộc sinh nở vất vả, là sự khó khăn như những gì mẹ nó đã nếm trải, niềm sung sướng không gì tả nổi khi được ở trong vòng tay mẹ… Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến đứa trẻ.
Ở gần mẹ hẳn phải có ý nghĩa vô cùng lớn với con tôi, ở một mức độ sâu sắc mà từ LỚN khó có thể diễn tả… Và tôi không nghĩ rằng khoa học có thể giải nghĩa về kết nối đặc biệt và ý nghĩa này một cách đầy đủ. Tôi chỉ tin rằng đó là một điều kỳ diệu.
Cre: Jeremy Howick Ph.D., Psychology Today