Lòng biết ơn không chỉ là một bài học đạo đức cơ bản cần dạy con mà còn là cách giúp con có ý thức và trách nhiệm hơn trong cuộc sống, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trưởng thành.
1. Học nói lời cảm ơn
2. Sẵn sàng giúp đỡ mà không cần đợi yêu cầu
3. Luôn nhớ đến công lao của người khác
4. Là người biết lắng nghe
Trung tâm Trí Tuệ Việt xin gửi tới món quà tới quý phụ huynh, đó là buổi tư vấn trực tiếp miễn phí cùng chuyên gia.
Chỉ với 60′ làm việc cùng chuyên gia giáo dục Phạm Văn Chính với 10 năm kinh nghiệm giảng dạy về kỹ năng sống sẽ thay đổi toàn diện về tư duy và thái độ của con.
Chương trình tri ân đặc biệt dành cho bố mẹ và con từ 8-15 tuổi
– Thời gian: 18h00 – 19h30 tối THỨ 7 hàng tuần
– Địa điểm: Trung tâm Trí Tuệ Việt, số 475 Kim Ngưu, HBT và số 9 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
Hotline/ Zalo: 0889.357.889
Bố mẹ hãy nhanh tay đăng kí hoặc đến trực tiếp Trung tâm tại số 475 Kim Ngưu để tiếp thu phương pháp mới cho con, cùng con cải thiện kết quả học tập và thái độ sống.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ hotline: 0889.357.889
Hoặc điền thông tin theo form, chúng tôi sẽ liên hệ lại
Tài liệu tham khảo
Cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Trong khoảng một thập kỷ qua vấn đề kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng vào thực tiễn.
Thực tế cho thấy nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên trong xã hội cũng tăng lên; một phần do nhu cầu có thực và một phần cũng do phong trào. Nhiều phụ huynh có khả năng đã chọn những chương trình rất đắt tiền (bao gồm chương trình nội địa và cả những chương trình bản quyền Quốc tế) để gửi con theo học;
Giáo dục kỹ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho sinh viên. Việc công bố chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đòi hỏi mỗi trường đại học không chỉ trang bị những kiến thức chuyên môn nền tảng cho sinh viên mà còn phải trang bị nhiều “kỹ năng mềm” khác cho họ, đặc biệt là kỹ năng sống cơ bản để họ có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống nghề nghiệp và xã hội. Đối với sinh viên thì điều này càng quan trọng, các kỹ năng sống phải được coi là những kỹ năng nền tảng mà các nhà trường cần phải trang bị cho họ.
Giáo dục kỹ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp
Theo kết quả điều tra sinh viên của các trường cho thấy: Những kỹ năng sống rất cần thiết và cần được giáo dục cho lứa tuổi sinh viên được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Các kỹ năng sống rất cần thiết được giáo dục
Biết tự nhận thức đúng về bản thân
Biết sống an toàn, lành mạnh
Biết đặt mục tiêu phù hợp với cuộc sống
Biết giao tiếp có hiệu quả
Biết tự học, tự nghiên cứu
Biết đương đầu với cảm xúc căng thẳng
Biết học phương pháp học
Biết ra quyết định
Biết phòng tránh tệ nạn xã hội
Biết tư duy sáng tạo
Biết thuyết phục
Biết bảo vệ môi trường sống
2. Các kỹ năng sống cần thiết được giáo dục
Biết thương lượng
Biết tìm kiếm sự giúp đỡ
Biết xác định giá trị
Biết tự khẳng định mình
Biết tư duy phê phán
Biết hợp tác và cạnh tranh
Biết giải quyết mâu thuẫn, tránh bạo lực
Biết đọc ngôn ngữ của cơ thể
Biết phòng tránh sự lừa đảo
Như vậy, có rất nhiều kỹ năng sống sinh viên mong được tiếp cận. Bài viết đề cập đến tầm quan trọng của bốn trong số các kỹ năng sống cốt lõi, rất cần thiết với lứa tuổi sinh viên là: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp và kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng.
Thứ nhất về: giáo dục kỹ năng tự nhận thức
Lứa tuổi sinh viên nổi bật ở độ chín của những điều kiện tâm lý trong hoạt động trí tuệ và nhận thức. Sinh viên thể hiện tính độc lập, logic trong tư duy và các lập luận, phân tích, so sánh, khái quát hóa có định hướng khá rõ nét. Các em có kinh nghiệm nhận thức một cách hệ thống nhờ đã trải qua quá trình học phổ thông và đang học tập ở trình độ cao tại các trường Cao đẳng, Đại học.
Kỹ năng tự nhận thức giúp sinh viên hiểu rõ về bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Tự nhận thức là cơ sở rất quan trọng giúp cho việc giao tiếp hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm, dễ thông cảm đối với bạn bè và những người khác. Tự nhận thức cũng liên quan đến kỹ năng xác định giá trị, tức là thái độ, niềm tin của bản thân và điều mình cho là quan trọng hay cần thiết. Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế.
Đa số sinh viên có khát vọng học tập và rèn luyện để phát triển bản thân. Các em không chỉ học những kiến thức trong trường mà còn tích cực học từ thực tế cuộc sống để thiết lập các mối quan hệ xã hội, tình cảm trong tình bạn – tình yêu và giao tiếp nhóm.
Do có kinh nghiệm khá phong phú về giao tiếp nên nhận thức của sinh viên không chỉ hạn hẹp ở hoạt động học tập cá nhân miệt mài, đọc và nghiên cứu sách vở, mà còn diễn ra rất mạnh mẽ trong các hình thức hợp tác, chia sẻ và trao đổi với bạn bè. Đây là ưu thế của lứa tuổi sinh viên. Các em rất thích chia sẻ ý tưởng, tài liệu học tập và thể hiện lý trí phê phán cao với bạn bè. Tư duy phê phán cũng là nét đặc trưng của lứa tuổi sinh viên, nhất là khi tiếp nhận các vấn đề xã hội như đạo đức, văn hóa, kinh tế, chính trị và quan hệ bạn bè, đặc biệt là tình yêu sinh viên.
Về nghề nghiệp, tuy các em chưa quan tâm sâu sắc, song việc làm và vị trí kinh tế của nó luôn là vấn đề nóng bỏng trong ý thức và tình cảm của sinh viên.
Như vậy, tự ý thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi sinh viên nhận thức rõ hơn về bản thân: Biết mình là ai, mình có những điểm chung và những điểm riêng nào so với những người khác. Từ đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và có thái độ tự tin đối với những gì đã có, thấy được những gì cần cố gắng, biết mình muốn gì và không thích gì để kiên định và ra quyết định phù hợp.
Thứ hai về: giáo dục kỹ năng ra quyết định
Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp những chuyện rắc rối trong lĩnh vực học tập, tình cảm bạn bè, tình yêu nam nữ…, những vấn đề này cần phải giải quyết. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề. Quan trọng là khi gặp phải vấn đề hoặc tình huống khó khăn trong cuộc sống, chúng ta cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
Với mỗi quyết định và giải quyết đúng đắn, chúng ta có thể mang lại thành công cho cá nhân, niềm vui cho cha mẹ, anh em, bè bạn và những người thân khác. Chính vì thế, khi ra một quyết định, chúng ta cần phải:
Xác định rõ vấn đề là gì
Thu thập thông tin cần thiết
Liệt kê các phương án lựa chọn
Phân tích các mặt lợi hại của từng phương án
Ra quyết định chọn phương án tối ưu
Hành động
Kiểm định hiệu quả của quyết định
Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề rất cần trong việc ứng phó với những nguy cơ, áp lực không lành mạnh và xử lý những tình huống căng thẳng. Kỹ năng kiên định là hết sức cần thiết để có quyết định đúng đắn. Ra quyết định là việc làm quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Việc ra quyết định đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp sinh viên luôn có sự lựa chọn đúng đắn trong các mối quan hệ giữa tình bạn – tình yêu, việc học tập cũng như đi thực tập của bản thân.
Tóm lại, sinh viên cần hiểu các vấn đề của bản thân và biết cách giải quyết các vấn đề ấy. Từ đó, sinh viên sẽ chủ động đối mặt với những vấn đề xảy ra với mình và giải quyết những vấn đề một cách tích cực. Mặt khác, sinh viên tích cực rèn luyện các kỹ năng sống liên quan như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng ra quyết định…sẽ giúp họ thành công hơn trong cuộc sống.
Thứ ba về: giáo dục kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp
Con người khác với động vật là họ sống ý thức và có mục đích. Họ biết mình sống để làm gì và dự kiến được cuộc đời mình sẽ đi đến đâu. Vì vậy, trong từng giai đoạn cuộc đời con người bình thường đều xác định cho mình những mục tiêu cần đạt được dựa trên những nhu cầu, mong muốn của bản thân.
Người biết đặt cho mình những mục tiêu phù hợp với khả năng, điều kiện của mình và quyết tâm thực hiện chúng sẽ phát huy được hết những điểm mạnh của bản thân, người đó sẽ dần bước lên những nấc thang thành công trong cuộc sống.
Người sống có mục tiêu mới là người biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt vào cuộc sống nhiều ý nghĩa. Còn ngược lai, người sống không có mục tiêu thì cuộc đời không có đích, trở nên vô vị và có thể bị lệch lạc.
Có kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp sẽ giúp sinh viên nêu lên mong muốn cụ thể, thực tế của mình và thời gian đạt được mong ước đó. Hơn nữa, để đạt được ước mơ, sinh viên cần làm những việc gì và cần tìm những nguồn hỗ trợ nào, cần ý thức được những thuận lợi, những khó khăn có thể gặp phải.
Kỹ năng xác định mục tiêu có quan hệ mật thiết với kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng kiên định và kỹ năng ra quyết định.
Có thể nói, khi người học hiểu được ý nghĩa của kỹ năng xác định mục tiêu và biết lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu sẽ góp phần định hướng cho mình một cuộc sống lành mạnh. Hơn nữa, người học sẽ chủ động xác định được những mục tiêu cụ thể trong lứa tuổi vị thành niên và mục tiêu của cả cuộc đời. Để đạt được những điều đó, người học cần phải tích cực rèn luyện và thực hành kỹ năng tự nhận thức, phân tích, lắng nghe, kỹ năng xác định mục tiêu…
Thứ tư về: giáo dục kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng
Tình huống căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống, tác động đến con người. Căng thẳng là một cách phản ứng của cơ thể trước tác động hoặc thay đổi của môi trường xung quanh. Căng thẳng ở mức độ vừa phải có tác dụng tích cực, thúc đẩy con người nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức. Song sự căng thẳng nếu không được kiểm soát, ứng phó tốt sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến mọi mặt nhận thức, tình cảm, hành vi, thể chất… của con người
Nguyên nhân sinh viên gặp căng thẳng thường là: Trước các kỳ thi quan trọng; Trong một môi trường mới (trường mới, lớp mới, nơi ở mới…); Thay đổi tâm sinh lý khi đến tuổi dậy thì; Khó khăn trong quan hệ với cha mẹ; Hiểu lầm, xung đột trong quan hệ với bạn bè; Tự mâu thuẫn với bản thân mình; Bị trêu chọc, bắt nạt ở trường hoặc nơi ở; Chịu áp lực tiêu cực của nhóm bạn; Cảm giác bị cô lập với bạn bè; Kỳ vọng quá cao của gia đình; Quá tải trong học tập; Bị thầy cô giáo hiểu lầm hoặc khiển trách oan; Được giao quá nhiều nhiệm vụ ở lớp, trường. Chính vì thế, trong tình huống căng thẳng, suy nghĩ tích cực là cách giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng mới để tránh rơi vào trạng thái căng thẳng không cần thiết. Hơn nữa, chúng ta hãy: Tránh để sự căng thẳng xuất hiện; Thay đổi tình huống gây nên sự căng thẳng và thay đổi cảm xúc bản thân; Tạm chấp nhận tình trạng căng thẳng, xem nó như một phần tất yếu của cuộc sống; Thích nghi với sự căng thẳng, dần biến nó thành một động lực tích cực. Làm được điều đó, sự căng thẳng trong giao tiếp giữa việc học tập, tình bạn – tình yêu, đi thực tập sẽ không còn, cuộc sống của bạn sẽ luôn tươi mới.
Tóm lại, kỹ năng sống là khái niệm xuất hiện trong thời hiện đại và có tính chất toàn cầu. Kỹ năng sống là năng lực, là cách thức, là công cụ mọi người cần phải có để đối phó và vượt qua những nguy cơ thời hiện đại, đồng thời góp phần tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bảo vệ ngôi nhà chung thế giới. Hơn thế nữa, kỹ năng sống giúp sinh viên nhận biết được một số tình huống tạo nên căng thẳng, biết được những biểu hiện của sự căng thẳng và tác động của nó đối với cuộc sống. Từ đó, người học sẽ có thái độ tích cực đối với những tình huống gây căng thẳng và sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Ngoài ra, sinh viên sẽ có khả năng tìm ra những cách ứng phó tích cực trong tình huống gây căng thẳng, biết cách giải tỏa cảm xúc và làm chủ bản thân, luôn trau dồi kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức cảm xúc của bản thân. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống càng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sinh viên và là một tiêu chí của nền giáo dục hiện đại, có chất lượng tốt.