Menu Đóng

CHO TRẺ MỆNH LỆNH HAY LỜI HƯỚNG DẪN?

CHO TRẺ MỆNH LỆNH HAY LỜI HƯỚNG DẪN?
Nhiều cha mẹ than phiền rằng tại sao nói mà trẻ thường không nghe lời, hoặc vừa la trẻ, nhưng sau đó trẻ lại lập lại sai lầm. GS. Manassis, ĐH Toronto, Canada đã chia sẻ: phần lớn chúng ta thường dùng mệnh lệnh hơn là sử dụng lời hướng dẫn. Nhưng thực ra trẻ con lại cần lời hướng dẫn để phát triển hành vi tốt hơn.
Tại sao trẻ con cần lời hướng dẫn hơn là mệnh lệnh?
Chúng ta thường dùng các kiểu giao tiếp dạng mệnh lệnh như cách gằng giọng gọi “Bi” khi nhìn thấy trẻ đang ném vật gì hoặc la trẻ từ xa như cách đón đầu kiểu như “không được chạy nghe không” khi cô bé vẫn chỉ đang đi, nhưng cảm thấy hơi phấn khích vui vẻ vì được mẹ dắt ra công viên. Thực ra, các câu dạng mệnh lệnh này với trẻ dưới 6 tuổi thường không hiểu ý nghĩa thực sự của nó như 1 cách giao tiếp, mà trẻ chỉ hiểu nó như cách mà cha mẹ đang cấm đoán, đang làm ngăn cản “sở thích hiện tại” của trẻ. Nói đúng hơn, dùng câu mệnh lệnh là bạn đang đưa một thông tin sai lệnh lên cách trẻ làm, và dĩ nhiên nó không mang ý nghĩa giao tiếp và giáo dục thực sự.
Có thể là hình ảnh về tóc, trẻ em và áo khoác ngoài
☝Hãy dùng lời hướng dẫn
Sử dụng lời hướng dẫn là kỹ năng cha mẹ cần để giao tiếp hiệu quả với trẻ, và đây là cách để trẻ trẻ nghe lời và phát triển hành vi tốt hơn khi trẻ lớn. Vậy làm sao để sử dụng lời hướng dẫn đúng. Đây là những cách các bạn có thể tham khảo:
1. Đừng bao giờ nói lời hướng dẫn từ một khoảng cách xa
Bất kì khi nào bạn nói từ xa, tự bản thân bạn sẽ rút ngắn và trở thành mệnh lệnh. Đó là tự nhiên. Tôi hay gặp cha mẹ nhắc nhở trẻ từ xa, mặc dù tôi biết họ chỉ nhắc nhở, nhưng lời nói đó không dễ nghe tí nào. Hãy tránh những lời nói với trẻ kiểu như đón đầu hay nhắc nhở từ khoảng cách xa. Muốn trẻ nghe lời, bạn hãy tiếng lại gần trẻ, hạ thấp người để tầm mắt bạn ngang tầm mắt trẻ và nói: Con đừng chạy xa mà không nhìn thấy mẹ nhé!
2. Đảm bảo rằng trẻ chú ý đến bạn khi đưa ra lời hướng dẫn
Điều này rất quan trọng bởi vì khi đó trẻ mới thực sự tiếp nhận lời bạn nói. Sai lầm cha mẹ thường làm là la trẻ oai oải như là lời cửa miệng nhưng trẻ vẫn cứ làm điều trẻ làm, thậm chí không quan tâm đến lời bạn nói.
VD, người mẹ nói nhiều lần “Tối rồi, dẹp đồ chơi đi con”, mà trẻ vẫn cứ chơi và người mẹ tức giận la lên: “mẹ bảo dẹp đồ chơi mà, có nghe không”, đứa trẻ liền khóc và ăn vạ. Dù bạn nói nhiều lần hơn nữa, kết quả tình huống này vẫn như vậy. Đơn giản, trẻ không hiểu hành động tức giận bạn là do đâu. Thay vì vậy, hãy gọi tên trẻ và cho trẻ lời hướng dẫn rõ ràng hơn như cách này: “Laura!, mẹ nói này: con chơi 5 phút nữa thôi nhé, sau đó chúng ta đi ngủ”; cho trẻ biết 5 phút là như thế nào “bây giờ mẹ bấm giờ con nghe tiếng chuông reo là hết 5 phút nhé!”, khi hết 5 phút thay vì tức giận nếu trẻ chưa dẹp đồ chơi thì bạn nói “Hết 5 phút rồi, chúng ta đi ngủ”. Ở đây sẽ xảy ra 3 tình huống:
a/ Trẻ tiếp tục chơi, bạn cất đồ chơi, không nói gì nữa và tắt đèn đi ngủ. Trẻ có thể khóc ăn vạ. Nhưng, bài học trẻ đã học.
b/ Trẻ cố năn nỉ thêm thời gian; bạn nói không được, cất đồ chơi, không nói gì nữa và tắt đèn đi ngủ. Trẻ có thể khóc ăn vạ. Nhưng, bài học trẻ đã học.
c/ Trẻ ngoan ngoãn đi ngủ. Bạn nói: tốt lắm, chúng ta đi ngủ nhé.
Dù ở tình huống nào, bạn thực hiện như hướng dẫn trên, trẻ đều đã được học bài học cần học. Cho những lần sau, trẻ tự biết giới hạn trong thời gian quy định và số lần ăn vạ khóc lóc sẽ giảm dần. Ý nghĩa giáo dục qua lời hướng dẫn đã hoàn tất.
3. Đừng dùng các lời hàm ý (trong đầu bạn nghĩ, nhưng chưa chắc trẻ hiểu); với trẻ đơn giản cho trẻ biết điều trẻ cần làm, điều trẻ không được làm ở cách ôn hòa và mang tính cách giáo dục.
Không ít lần tôi gặp cha mẹ dùng lời hàm ý. Với người lớn đôi lúc còn hiểu lầm, thay vì trẻ nhỏ. Một số lời hàm ý tưởng như hiệu quả, nhưng với trẻ không hề hiệu quả, mà có thể đi ngược mục đích giáo dục. Lời hàm ý tôi thường nghe là cách gằng giọng và đưa ra mệnh lệnh, mà không rõ mệnh lệnh cho ai, cần làm gì, không làm gì. VD như “Laura!!!” khi thấy trẻ định ném đồ vật; hoặc “im!” khi trẻ khóc trong nhà thờ; hoặc “tát vở mồm, há miệng ra” khi trẻ vừa ăn vừa ngậm; Điểm chung của những điều này là dùng mệnh lệnh, mặc dù chúng ta biết rõ các tình huống này đang diễn ra ở đâu, nhưng trẻ không biết. Đừng đánh đố khả năng đọc hàm ý trong đầu của cha mẹ. Nó là quá sức đối với trẻ. Cách giải quyết tốt hơn là dùng lời hướng dẫn như sau:
a/ thay vì trẻ đang ném đồ vật và gằng giọng gọi tên trẻ, bạn hãy nói: “cái này không được ném Laura!; nếu con ném mẹ sẽ cất nó”. Khi trò chuyện bình thường thì hãy cho trẻ biết những cái nào con có thể ném như bóng cao su chẳng hạn. Trẻ con đôi lúc ném đồ vật không hẳn là hành vi không tốt, mà lúc này trẻ cảm thấy hứng thú với “sự rơi của đồ vật”, chỉ trẻ cái khác có thể ném cũng là 1 cách để trẻ phát triển nhận thức này.
b/ Thay vì gằng giọng bắt trẻ nín khóc trong nhà thờ, thì bạn bế trẻ ra khỏi nhà thời và nói với trẻ rằng: trong nhà thờ con không được khóc, nếu con muốn khóc thì hãy khóc ngoài này và mẹ đứng đây đợi con. khi nào hết khóc nói mẹ, chúng ta vào.
c/ Thay vì hăm dọa buộc trẻ há miệng khi trẻ ngậm quá lâu; bạn hãy cho phép trẻ nhả ra và nói: Con không nhai nữa thì hãy nhả vào đây. Và khi trẻ nhả ra thì hãy múc muỗng khác.
4. Luôn cho trẻ thời gian để suy nghĩ, hành động và trả lời
Cách mà chúng ta muốn xây dựng là khoảng giao tiếp hiệu quả giữa bạn và trẻ, chứ không phải là mệnh lệnh 1 chiều. Tác hại của mệnh lệnh 1 chiều không dừng lại là đưa thông tin giáo dục sai lệch mà còn làm trẻ không chia sẻ và khoảng cách trò chuyện giữa bạn và trẻ cũng xa dần. Khi nói chuyện với trẻ, bạn nên luôn hỏi lại cách trẻ hiểu, đặt câu hỏi để xem cách trẻ suy nghĩ và luôn cho trẻ lựa chọn và trả lời. Đó là cách mà bạn hạn chế bớt mệnh lệnh, mà giúp trẻ từng bước phát triển khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp.
Trẻ nhỏ cần được cho lời hướng dẫn rõ ràng, có mục đích cũng như cần cho trẻ có thời gian để suy nghĩ và đáp lại. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong xây dựng và phát triển hành vi tốt hơn khi trẻ lớn. Mệnh lệch có thể đem lại thông tin giáo dục chưa đúng, điều này có thể làm trẻ không nhận ra điều mà chúng ta muốn dạy trẻ.
KidHome.edu.vn - Ngôi nhà của bé
Quý phụ huynh đăng ký cho con học thử và nhận tư vấn miễn phí vui lòng điền thông tin theo form sau:

XEM THÊM: Tiếng Anh GrapeSEED dành cho trẻ 4-12 tuổi

Xem thêm

Mua bán nhà thổ cư Hà Nội Nhà đất quận Ba Đình Đào tạo bằng lái xe ô tô Sim số đẹp Mobifone Văn phòng Luật An Phú