CÓ CHẤM DỨT ĐƯỢC TỰ KỶ?
Khi phát hiện những đứa trẻ của chúng ta mắc chứng tự kỷ, không ít người vẫn luôn hy vọng và xây dựng một niềm tin rằng: Tự kỷ có thể chấm dứt hoặc là được chữa khỏi.





Nhưng đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học nghiên cứu về Tự kỷ (Autism) vẫn đang kết luận “Tự kỷ là một khuyết tật phát triển và tồn tại theo suốt cuộc đời”.






Đúng vậy! Tự kỷ đã được xác định là TẬT chứ không phải là BỆNH. Cho đến nay, các nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, quan điểm phổ biến nhất là do yếu tố gen dưới tác động của môi trường độc hại gây ra.
Có một điều chắc chắn là tất cả những người mắc chứng rối loạn tự kỷ vẫn có thể cải thiện, học tập và phát triển. Với sự hỗ trợ đúng đắn, họ đều có thể sống một cuộc sống trọn vẹn!





Ngày 18 tháng 12 năm 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc năm thứ 62 thông qua một nghị quyết đặc biệt, nó có số hiệu A/RES/62/139. Theo đó, ngày 2 tháng Tư hàng năm, bắt đầu từ 2008, được gọi là Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ (World Autism Awareness Day – WAAD).
Nghị quyết này cũng kêu gọi các quốc gia thành viên, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc khu vực tư cũng như công thực hiện việc nâng cao nhận thức về tự kỷ trong xã hội.





Theo Nghị quyết 62/139 nói trên, tự kỷ là một khuyết tật phát triển và tồn tại theo suốt cuộc đời. Chứng tự kỷ có thể xảy ra với bất kỳ ai không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được nhận diện bằng hàng loạt các triệu chứng khác nhau chứ không chỉ có một: khó giao tiếp, khó hoà nhập với xung quanh, cảm xúc, hứng thú bị giới hạn và các hành động rập khuôn…
Thực tiễn cho thấy nếu không được can thiệp sớm, trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ không thể hòa nhập được với cộng đồng, ở tuổi trưởng thành nhưng chúng vẫn chỉ như những đứa trẻ 2 hoặc 3 tuổi và không thể học được các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết.
Quý phụ huynh đăng ký cho con học thử và nhận tư vấn miễn phí vui lòng điền thông tin theo form sau: